CÔNG TY LUẬT TNHH MỘT THÀNH VIÊN LEGAL DING

XẢY RA CHÁY PHÒNG TRỌ TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ AI ?

Ngày đăng: 20/06/2024

XẢY RA CHÁY PHÒNG TRỌ TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ AI ?

Cháy nổ, với sự hỗn loạn và tàn phá mà nó mang lại, luôn là một trong những sự kiện khiến con người phải đối mặt với sự sợ hãi và thương tích. Âm thanh vang vọng, lửa sáng chói và những đợt sóng áp lực cùng những vết thương khó lòng quên đều là hình ảnh mà bất cứ ai từng trải qua đều có thể nhớ đến. Tuy nhiên, đằng sau mỗi vụ cháy nổ là một bài học về sự cần thiết của sự chuẩn bị, sự kỷ luật và sự sẵn sàng trong mọi tình huống. Sau cùng những thiệt hại và hậu quả mà nó mang lại trách nhiệm thuộc về ai?

Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

 “1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

Do đó, tùy vào từng trường hợp mà người phải bồi thường thiệt hại sẽ được xác định như sau:

Trường hợp 1: Cháy trọ do lỗi hoàn toàn của bên thuê trọ – người thuê trọ

– Khi cơ quan có thẩm quyền xác minh và điều tra được nguyên nhân của vụ cháy trọ là hoàn toàn do người thuê trọ gây ra (ví dụ như sử dụng bếp ga không cẩn thận trong phòng, hút thuốc lá, sử dụng lửa không đảm bảo về an toàn phòng cháy chữa cháy tại khu vực cho thuê…) thì người thuê trọ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong vụ cháy này bằng cách phải bồi thường thiệt hại cho chủ nhà trọ.

– Ngoài ra, nếu đám cháy gây thiệt hại cho những nhà khác liền kề thì người thuê trọ sẽ phải chịu trách nhiệm với thiệt hại của những nhà đó đối với những thiệt hại này do đám cháy gây ra.

Trường hợp 2: Cháy trọ do lỗi hoàn toàn bên cho thuê trọ – chủ trọ

– Trường hợp này có thể hiểu là khi: cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác minh, điều tra và kết luận vụ cháy trọ là do lỗi hoàn toàn của bên cho thuê trọ bởi họ không đảm bảo các quy định, điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy được quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 50/2024/NĐ-CP hoặc do các nguyên nhân chủ quan khác từ chủ trọ dẫn đến sự việc cháy nổ tại dãy trọ mà không có liên quan gì đến người thuê trọ.

Bên cho thuê trọ – chủ trọ phải đáp ứng các quy định, điều kiện được quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP

Điều 5. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở

  1. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
  2. a) Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
  3. b) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định này;
  4. c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  5. d) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

đ) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an; 

  1. e) Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.
  2. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
  3. a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định này phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
  4. b) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
  5. c) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.
  6. Cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi một cơ sở đã bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, trong phạm vi quản lý của mình phải thực hiện các nội dung sau đây:
  7. a) Bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
  8. b) Sử dụng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
  9. c) Cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
  10. d) Phối hợp với người đứng đầu cơ sở thực hiện, duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
  11. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức thực hiện trước khi đưa vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

Trường hợp trong cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động, người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm quản lý và duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy chung của cơ sở.

  1. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này do người đứng đầu cơ sở lập và lưu giữ. Thành phần hồ sơ thực hiện theo quy định của Bộ Công an.”

Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 50/2024/NĐ-CP

  1. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 5 như sau:
  2. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở trực tiếp quản lý tổ chức thực hiện trước khi đưa cơ sở vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

Trường hợp trong cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động, người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm quản lý và duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy chung của cơ sở.”

Chủ trọ không đáp ứng đầy đủ các điều kiện và quy định về phòng cháy chữa cháy nêu trên khi xảy ra cháy nổ, chính chủ nhà trọ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về vấn đề cháy nổ nhà trọ này, đồng thời họ không được yêu cầu người thuê trọ phải chịu trách nhiệm cùng mình. Và nếu đám cháy gây thiệt hại sang nhà lân cận thì chủ trọ cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường với những thiệt hại mà đám cháy gây ra với những nhà này.

Trường hợp 3: Cháy trọ do lỗi của cả người thuê trọ và chủ nhà trọ (bên cho thuê)

– Trong trường hợp này, có thể hiểu là bản kết luận điều tra của cơ quan có thẩm quyền về nguyên nhân của vụ cháy là do cả hai bên người thuê trọ và bên chủ nhà trọ đều có lỗi.

– Khi đó, cả hai bên sẽ phải cùng chịu trách nhiệm khi nhà cho thuê bị cháy và khi đó thì lỗi của mỗi bên đến đâu thì sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với lỗi của mình, nếu như gây thiệt hại sang những nhà khác thì hai bên sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm cho những nhà bị thiệt hại do vụ cháy.

Như vậy, có thể thấy rằng, tùy vào từng trường hợp mà khi xảy ra cháy phòng trọ thì chủ nhà hay người thuê trọ hoặc cả hai sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định

Bên cạnh đó, chúng ta có thể thấy tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người vi phạm bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, theo các quy định sau:

Về xử phạt vi phạm hành chính:

Tại Điều 51 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 quy định về xử phạt hành chính khi vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ như sau:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng.

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
  2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
  3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  4. a) Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
  5. b) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
  6. c) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.
  7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 4 Điều này”.

Về trách nhiệm hình sự.

Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 Sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy như sau:

“1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

  1. a) Làm chết người;
  2. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  3. c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  4. d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:
  6. a) Làm chết 02 người;
  7. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  8. c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
  9. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
  10. a) Làm chết 03 người trở lên;
  11. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  12. c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
  13. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
  14. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Từ đó có thể thấy được trách nhiệm của các bên trong việc phòng cháy chữa cháy đóng vai trò quan trọng. Việc tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy là yếu tố cần thiết. Sự hợp tác giữa mỗi cá nhân và tổ chức là yếu tố then chốt để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy. Để hạn chế thấp nhất những thiệt hại không đáng có và những hậu quả thương tâm mà giặc lửa tàn phá. Chúng ta cần nâng cao ý thức, trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải quyết và ứng phó với các tình huống cháy nổ. Bằng cách bổ sung các quy định về toàn bộ phòng cháy chữa cháy, kiểm tra và bảo trì các thiết bị điện, gas thường xuyên, và tham gia vào các khóa huấn luyện huấn luyện chữa cháy, chúng ta có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ cơ sở xảy ra cháy nổ. Hãy cùng nhau xây dựng một môi trường sống an toàn hơn cho bản thân, gia đình và xã hội.

CÔNG TY LUẬT TNHH MỘT THÀNH VIÊN LEGAL DING

Địa chỉ: 125 Bế Văn Đàn, phường Chính Gián, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
Email: luatlegalding@gmail.com
Điện thoại: 0935817456 - 0903891189

Chi nhánh

Dịch vụ